Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Chuyên mục này được tạo ra để mọi người cùng thảo luận về phần mềm thiết kế đường AndRoad.
Trả lời
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Tôi, gặp trường hợp tuyến có 3 đoạn sử dụng 3 kết cấu mặt khác nhau (mặt đất in=4%; Mặt láng nhựa 3%; Mặt bê tông 2%) lề đất 6%:
Bây giờ làm thế nào vì số lượng độ dốc mà chương trình cho là không đủ; Quay siêu cao liệu có bị lỗi;
Thiết nghĩ mỗi mặt cắt cho kèm một bộ độ dốc sẽ hay hơn, khi chèn mặt cắt ở File khác vào không bị nhận theo độ dốc của mặt cắt cũ;
Mong tác giả xem xét!!!
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi không hiểu. Chương trình cho mỗi bên 5 độ dốc đều quay theo siêu cao mà của bạn có 04 vậy sao lại không đủ?
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Ví dụ cụ thể cho trường hợp độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt
https://drive.google.com/file/d/0B2rY9c ... sp=sharing
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi không hiểu bạn muốn nói gì nữa.
Có ai trên diễn đàn hiểu kkkiwi muons gì thì giải đáp hộ với. cảm ơn
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Đường link tôi gửi ở trên File Bản vẽ trường hợp tuyến có 3 mặt cắt khác nhau áp dụng cho 3 đoạn lý trình khác nhau và không thể khai báo cho đúng với ý đồ thiết kế:
Tôi đã ghi chú vào file những chỗ mà phần mềm xuất kết quả chưa đúng
VD: Có mặt cắt "Cọc: 0+066.43" độ dốc trên trắc ngang là +-4% thì phần mềm lại điền siêu cao là +-2%
Cọc TD1 thuộc đường cong P1 chuyển siêu cao từ -4% lên 10% cũng cho kết quả giống hệt chuyển siêu cao tại cọc TD2 -3% lên 10%

Vấn đề ở chỗ khi tuyến có nhiều đoạn mặt cắt với các độ dốc ngang khác nhau thì phần mềm chỉ dùng 1 độ dốc duy nhất để tính độ dốc siêu cao cho toàn tuyến.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Vấn đề là khi khai MMC bạn dùng 1 độ dốc khác, lúc điền siêu cao lại độ dốc khác.
Bạn HCMMC vào Khai báo chung->Các đường thiết kế trên bình đồ->Khai báo dốc 2 mái sửa lại
it=[DMTR_3_TimTuyen];ip=[DMPH_3_TimTuyen];R=[RAD_TimTuyen];Mr=[max(MRTR_TimTuyen,MRPH_TimTuyen)] của bạn đang là 1
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Đó chính là vấn đề tôi đang thảo luận. Nếu sửa thành it=[DMTR_3_TimTuyen];ip=[DMPH_3_TimTuyen];R=[RAD_TimTuyen];Mr=[max(MRTR_TimTuyen,MRPH_TimTuyen) thì lại chỉ đúng cho đoạn tuyến có độ dốc mặt là DM_3, đoạn tuyến có dốc mặt là DM_1 DM_2 lại bị sai.
Ngoài ra cái quan trọng hơn là kết quả chuyển siêu cao của các đoạn có độ dốc mặt khác nhau chưa đúng. VD tại TD2 là siêu cao chuyển từ lề -5% thành 10% đáng nhẽ kết quả tại TD2 phải là i = -5+(10+5)/2=2.5 thực tế phần mềm tính i= -6+(10+6)/2=2 (đây chính là quy tắc siêu cao của phần mềm quay từ độ dốc nhỏ nhất) chính quy tắc này đã gây ra vấn đề vì đoạn này độ dốc lề của tôi chỉ có 5% nếu cố tình ép DM_5 =5% hoặc tích vào khởi quay 5% thì lại làm sai đoạn mặt cắt phía trước có dốc lề =6%(lý do tại sao tôi nói là độ dốc mà chương trình cho là không đủ)
Chung quy lại vẫn là: Không thể dùng chung một bộ độ dốc (DM_1 -> DM_5) cho một tuyến có nhiều loại mặt cắt khác nhau. Sẽ dẫn đến xung đột giữa nhu cầu thiết kế và quy tắc tính toán siêu cao của phần mềm
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Vậy lý do gì mà bạn lại không tách thành các tuyến riêng biệt?
Chứ như bạn nói nếu trên tuyến có các mmc với các loại dốc 2 mái khác nhau dù có cho đến mỗi bên là 10 có khi là không đủ mà gây phức tạp.
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

* Lý do không tách thành các tuyến riêng:
- Có những đoạn mặt cắt ngắn (đoạn ngầm tràn, đoạn qua thị trấn nhỏ chỉ vài trăm m, đoạn bị ảnh hưởng của nước ngầm ...) nếu tách riêng phức tạp quản lý, tính khối lượng, kẻ đường đỏ ... nhất là khi cần chỉnh tim tuyến mà đoạn thay đổi mặt cắt(đoạn ngầm tràn chẳng hạn) lại nằm trúng vào đường cong nằm, tách ra thì quá rối.
- Có trường hợp nguồn vốn hạn chế nên chỉ đủ tiền làm một đoạn mặt đường nhất định, cần căn chỉnh chiều dài đoạn có làm mặt đường và đoạn chỉ làm nền đường. Nếu chỉ thay đổi lý trình đoạn áp mặt cắt sẽ rất đơn giản, ngược lại nếu tách tuyến thì mỗi lần điều chỉnh là một lần làm lại từ đầu. Nếu chỉ làm đồ án SV thì cũng chịu khó vậy, nhưng thực tế công trình còn liên quan đến phân tách địa chất, điều phối dọc tuyến, cự ly vận chuyển, đào nền, đào rãnh, đào khuôn, ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm đinh... nói chung là phải chỉnh nhiều lần, mỗi lần như vậy lại khai báo lại thì....
* Chỉ cần tác giả chuyển thuộc tính độ dốc mặt thành thuộc tích riêng của từng mặt cắt là OK.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Còn 1 phương án tôi nghĩ có thể giải quyết được vấn đề của bạn.
Bạn vào Bảng biến của menu Khai báo chung khai báo các biến iLe và iMat của dốc hai mái và đánh dấu là Biến cục bộ.
Vào Khai báo dốc 2 mái tại cột Giá trị bạn thay bằng iLe hoặc iMat đã được khai.
Trên tuyến đọan nào bạn cần thay đổi iLe hoặc iMat thì dùng các nhóm lệnh Biến cục bộ để thay đổi
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Cách đó không được anh ơi. khi có siêu cao PM vẫn lấy giá trị mặt định để tính không nhận giá trị khai báo cục bộ
https://drive.google.com/file/d/0B2rY9c ... sp=sharing
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi vừa sửa lỗi đó trong bản cập nhật 6-4 rồi đó
kkkiwi
Bài viết: 35
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/16 23:20
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi kkkiwi »

Vấn đề đã được giải quyết! Cảm ơn tác giả đã rất nhiệt tình và update rất nhanh. Chúc anh sức khỏe, nhiều ý tưởng mới để PM ngày càng tốt hơn.
gialuong1983
Bài viết: 9
Ngày tham gia: T.Tư 03/04/19 15:49
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi gialuong1983 »

Viet Hai đã viết:
T.Tư 06/04/16 7:40
Còn 1 phương án tôi nghĩ có thể giải quyết được vấn đề của bạn.
Bạn vào Bảng biến của menu Khai báo chung khai báo các biến iLe và iMat của dốc hai mái và đánh dấu là Biến cục bộ.
Vào Khai báo dốc 2 mái tại cột Giá trị bạn thay bằng iLe hoặc iMat đã được khai.
Trên tuyến đọan nào bạn cần thay đổi iLe hoặc iMat thì dùng các nhóm lệnh Biến cục bộ để thay đổi
Chào anh Hải!
Anh cho em hỏi dùm: Trong phần khai báo chung, em khai báo các biến iLeTr, iLePH, B_MatTR, B_MatPH, B_leTR, B-lePH và đánh dấu là biến cục bộ thì cần thêm điều kiện gì nữa để gán được biến cục bộ này lên mặt cắt ngang à? (một số mặt cắt ngang liên quan đến kiến trúc và thoát nước nên em muốn tùy biến cục bộ).
Cảm ơn anh và chúc anh sức khỏe!
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Độ dốc và siêu cao khi có nhiều mặt cắt

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Không cần điều kiện gì nữa đâu. Bạn dùng nhóm lệnh Thiết kế->Biến cục bộ mà thay đổi
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]18 khách