SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Thảo luận về giải pháp tính toán san nền AndLev trong bộ giải pháp AndDesign.
Trả lời
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Gửi chú Hải !
Chào chú, chú cho cháu hỏi PM ANDDESIGN menu San Nền cháu không thấy phần khai báo đào đất hữu cơ, vậy khi cháu san nền cháu muốn đào bỏ lớp đất cũ với bề dày nhất định phải như thế nào ạ? và cháu muốn đắp lại phần đào đó bằng 1 lớp vật liệu khác giả sử như là cát vậy....thì PM có tính toán được không ạ? Chú có thể hướng dẫn cho cháu thao tác làm được không ạ?
Cháu cám ơn chú và chúc chú sức khỏe.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

1. Hiện nay thì đang có lệnh CDVHC - Gán cao độ thiết kế vét hữu cơ. Sau khi chỉ 1 vùng thì cao độ thiết kế ở đó sẽ bằng cao độ tự nhiên trừ đi lượng vét, dựa vào đó thì tính được lượng vét bằng cách định nghĩa thửa cần nạo vét khi biết cao độ thiết kế và cao độ tự nhiên.
2. Còn cách thứ 2 là khai báo thêm Chiều dầy bóc hữu cơ cho từng nút lưới bằng việc dùng HCA để hiệu chỉnh nút lưới và chọn thay đổi Chiều dày bóc hữu cơ, thì kết quả sẽ được tính gộp vào trong kết quả tính đào đắp. Nếu muốn bóc tách riêng thì cháu gởi cho chú mẫu bảng cần bóc tách riêng cũng như là cách ghi nó trên ký hiệu ô khối lượng thì chú sẽ làm theo ý cháu.
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Ý của cháu muốn nói là phải làm như thế nào để có thể phân biệt 2 loại khối lượng đất và cát đó chú ạ, vì cháu cũng đang làm 1 cái san nền nhưng trong khu vực này có 1 số vị trí đất yếu và cần đào bỏ lớp đất đó đi và thay bằng cát, sau đó rồi sẽ đắp đất lại trên vị trí đắp cát đó nhưng cháu không biết tách như thế nào cho chính xác để phân biệt. Cháu sẽ làm 1 file thủ công rồi gửi cho chú xem thử, nếu có thể thì chú bổ sung thêm phần này nhé.
Cháu cám ơn chú.
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Gửi chú Hải ! Vì tới phần san nền phần đắp cát cháu bị " Quả Bí " nên không thể tiếp tục, cháu gửi chú file đang test nhưng chưa xong và cháu trình bày cách làm và ý của cháu như sau :
1. Cháu chọn cao độ thiết kế đào đất yếu (theo số liệu khoan địa chất) và làm mô hình lưới tam giác "Vet_bun". Sau đó cháu tính san nền để có được khối lượng đào đất yếu đó.
2. " Tới đây cháu bị quả Bí " và Ý cháu muốn làm như sau ==>Cháu làm 1 mô hình lưới tam giác "Dap_cat" và lúc đó cao độ thiên nhiên của cháu phải là 2 mô hình : "Vet_Bun và VungTaluy Vet_Bun" ==> (phần này hình như PM chưa làm được). Cao độ thiết kế là mô hình "Dap_Cat". Nếu được phần này thì sẽ tính được khối lượng đắp cát trên vùng này.
3. Khi đã xong bước 2 thì bước 3 cháu sẽ làm tương tự theo bước 2 để tính được khối lượng đắp đất toàn bộ. Có nghĩa khi cháu xong khối lượng cháu phải có hết tổng cộng 7 mô hình lưới tam giác phải không chú.
==> Vậy cháu phải làm trong 3 giai đoạn để ra được khối lượng và sau đó cháu phải tổng hợp lại hết để có khối lượng toàn bộ, cháu chưa nghĩ ra cách trình bày cách ghi như thế nào để trên bản vẽ có thể hiểu được đâu là khối lượng đào bùn, đâu là đắp cát, đâu là đắp đất. Để có thể hiểu trên bản vẽ chắc phải làm thành 3 tập bản vẽ để phân thành 3 công đoạn san nền.
Chú giúp cháu hoàn thành bước 2 trước đã nhen. Nhưng khi làm bước 2 thì cao độ nút lưới tại bước 1 sẽ thay đổi và người đọc bản vẽ cũng sẽ không hiểu. Cháu đang rối chỗ này quá. Nhưng nếu phân ra thành 3 tập bản vẽ theo từng bước sẽ được.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Sau khi làm xong bước 1 cháu sẽ có cao độ thiết kế là theo 2 mô hình "Vet_Bun và VungTaluy Vet_Bun".
Bước 2: cháu dùng lệnh TK2TN -San nền->Hiệu chỉnh nút cao độ->Đổi cao độ thiết kế thành tự nhiên, thì cháu sẽ biến cao độ thiết kế theo 2 mô hình trên thành cao độ tự nhiên. Lúc này với mô hình "Dap_Cat" cháu lại có cao độ thiết kế và tính tiếp tục thì chú nghĩ là OK.
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Cháu đã dùng thử cách này nhưng cháu phải làm thế nào để có thể tính san nền trên cả 2 mô hình được vậy chú...vì khi dùng lệnh TK2TN thì chỉ chuyển CĐ TK thành CĐ TN thôi, lúc đó mình phải tạo thêm 1 mô hình, hoặc thêm dữ liệu những điểm vừa chuyển đổi, như vậy sẽ bị nhầm lẫn vừa cao độ thiên nhiên cũ và cao độ thiên nhiên mới (CĐ san nền vừa tạo).......Lúc đó tính toán sẽ bị sai...
Còn về phần trình bày cháu nghĩ chắc phải dùng phương án làm thành 3 file thôi, chứ nếu dùng trên 1 file thể hiện hết tất cả các cao độ không biết PM có thể làm được không vậy chú.
Cháu cám ơn chú đã reply sớm.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Uh chắc phải làm ra các tệp khác nhau hoặc là cháu copy ra lưới ra nơi khác trong bản vẽ mà làm. Bởi vì khi thay đổi như vậy không những cao độ tại nút ô lưới thay đổi mà cao độ trên biên lô đất và lỗ thủng... cũng cần phải xác định lại. Chú nghĩ chắc cũng chả có cách gì hơn, vì nếu làm cùng trên một ô lưới sẽ rất phức tạp.
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Vậy lúc đó cháu phải đánh lại các cao độ tại từng nút lưới hã chú, nếu diện tích chừng 100ha chắc chết luôn quá...để có thể lọc ra được cao độ nào là cao độ thiên nhiên cũ, cao độ nào là cao độ thiên nhiên mới(cao độ mới san nền) rồi sau đó copy ra 1 file khác lúc đó lại định nghĩa mô hình lưới lại hay sao chú...Chú hiểu ý cháu không ạ? Vì file bản vẽ gốc của mình là 1 file gồm cao độ thiên nhiên, khi cháu định nghĩa cao độ san nền và tính toán san nền rồi nhưng những cao độ thiên nhiên đó vẫn còn, lúc đó cháu chỉ muốn chọn cao độ thiên nhiên của cháu là cao độ thiên nhiên mới(cao độ mới san nền) và cao độ thiên nhiên cũ(nằm ngoài phạm vi vừa san nền và Vùng taluy vừa san nền để làm thành 1 mô hình cao độ thiên nhiên mới. Như vậy mới tổng hợp được 1 mô hình chính xác...Sau đó cháu mới san nền bình thường lại...
Có nghĩa là vì PM chỉ chọn được 1 mô hình là cao độ thiên nhiên và dựa trên đó để san nền theo mô hình cao độ thiết kế thôi ạ. Còn ý của cháu là muốn tổng hợp nhiều mô hình (giả sử như Vet_bun + Vungtaluy vet_bun+cao độ thiên nhiên(nằm ngoài khu vực đã san nền)) --> lúc đó phần cao độ thiên nhiên nằm trong vùng đã san nền rồi ko còn nữa. Và làm thành 1 mô hình để chọn đó làm mô hình thiên nhiên đó chú ạ.
*) À, có ý này cháu muốn hỏi thêm chú : Chú có thể làm lại cho điểm chèn có thể chính xác được không ạ, theo file bản vẽ của cháu, cháu chọn điểm chèn là dấu chấm, nhưng khi xuất cao độ thì dấu chấm của điểm chèn cao độ mới xuất bị lệch với cao độ cũ, như vậy sẽ thiếu chính xác ạ...==> Chú xem vị trí cao độ tại bản vẽ của cháu sẽ thấy 2 cao độ lớn và nhỏ lệch nhau đó ạ.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

1. Chú đã sửa lệnh TK2TN thành DTKTN San nền->Hiệu chỉnh nút cao độ->Chuyển đổi cao độ thiết kế-tự nhiên cho phép switch chuyển cao độ thiêt kế thành cao độ tự nhiên trong vùng ô thửa hoặc giới hạn bởi POLYLINE.
Chú nghĩ cháu nên bình tĩnh mà suy nghĩ lại bài toán của mình, chú nghĩ là ANDDesign có thể giải quyết được bài toán của cháu. với lại bài toán san nền là bài toán tính toán theo từng ô lưới, MHĐH chỉ là một trong những cơ sở để mình lựa chọn cập nhật số liệu thôi, cho nên khi đã có cao độ tự nhiên, hoặc thiết kế của nút thì chúng cũng sẽ là đầu vào của bài toán tính toán khối lượng tiếp theo.
2. Điểm chèn cao độ mới của các điểm cao trình hơi lệch toàn bộ 1 tí thì cháu dùng lệnh CAD mà MOVE toàn bộ chúng đi đến vị trí cháu muốn. Chứ nguyên đường kính của dấu chấm thập phân của cháu đã là 0.5m . Vậy chú hỏi cháu tâm của nó có đúng là vị trí của điểm cao trình trên thực địa không?
Hình đại diện của người dùng
hoangnt2011
Bài viết: 168
Ngày tham gia: T.Sáu 18/03/11 9:44
Đến từ: Công ty TNHH Tư Vấn Giao Thông Xây Dựng - Nha Trang - Khánh Hòa
Liên hệ:

Re: SAN NỀN TRÊN VÙNG ĐỊA CHẤT YẾU

Gửi bài gửi bởi hoangnt2011 »

Vâng thưa chú, tâm của dấu chấm hoặc điểm chèn đầu text lúc nào cũng chính là điểm cao trình được đo tại thực địa cả chú ạ, vì có phần mềm thì xuất theo điểm chèn là điểm đầu của điểm, nhưng có phần mềm thì xuất theo tâm của dấu chấm. Giống như cao độ vàng của TDN Nova vậy đó chú, khi đã có text cao độ rồi thì xuất cao độ vàng của Nova chính xác là tâm dấu chấm đó chú...Còn về bài toán san nền có lẽ cháu sẽ nghiên cứu kỹ hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và chính xác để giải quyết bài toán chọn lọc mô hình và cao độ .
Cháu cám ơn chú. Chúc chú nhiều sức khỏe...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách