Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Mọi người hãy đề xuất ý tưởng của mình để cho AndDesign ngày một hoàn thiện hơn.
Trả lời
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Kính thưa
Em làm công tác khảo sát địa hình gần 20 năm, chuyên đo vẽ lập bình đồ hiện trạng các tỷ lệ phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế và định vị công trình.
Trước đây (2006) e dùng Topo khóa cứng, và rồi nó dần lạc hậu kg còn tương thích với công nghệ nữa, nhưng dù sao nó vẫn có những cái ưu việc nhất định.
Mới đây e đã chuyển qua dùng ANDDesign bản khóa cứng thương mại
Với tư cách người từng sử dụng phần mềm e xin đề xuất vài góp ý cho ANDDesign (phần khảo sát địa hình) ngày hoàn thiện hơn.

- Số liệu đo thô: Hiện tại pm mình chỉ có biên tập file dưới dạng *.IDX (file đo máy Leica) mà chưa có dạng *.GSI, sở dĩ e cần dạng *.GSI là vì khi đo đạc địa hình vài hecta thì dễ nhưng với vùng rộng lớn vài trăm hecta thì số liệu ae đo đạc hiện trường chắc chắn sẽ có nhầm lẫn(về chiều cao máy, cao gương, điểm đặt máy, điểm định hướng...) khi đó số liệu dạng *.GSI e sẽ xử lý và kiểm soát được còn file dưới dạng *.TXT là không thể.

- Phần biên tập nối điểm cao trình: Mới đây e đã thấy update phần nối cao trình theo số thứ tự mã điểm mia đã ok. Nhưng ở đây số thứ tự mã điểm mia bao gồm số và chữ số vd: đo chung một khu thì máy toàn đạc thứ nhất đo bắt đầu từ stt 1,2,3.....999 và máy thứ hai đo bắt đầu từ stt A1,A2,A3...A999, lúc này trên pm dùng lệnh "nối theo thứ tự mã điểm" không nối được điểm 1 với điểm A1.....
Cái này rất cần thiết vì ae công nhân đo đạc hiện trường tối về họ có thể nối điểm theo stt sơ đồ đo trong ngày bằng notepad vd: 1;5;6;9-12;99;280;179....tới khi phun điểm biên tập bản vẽ ta chĩ cần copy file này và dáng phần "nối theo thứ tự mã điểm" là địa hình gần như đã nối cơ bản.

- Phần biên tập ký hiệu địa hình như là thiếu nhiều, vd có vùng 5ha là trồng lúa thì e bao polyline dán (hacth) ký hiệu cây lúa vào, pm cần có thư viện ký hiệu địa hình theo tổng cục địa chính.

- Phần loại điểm cao trình trùng nhau rất hay nó rất cần cho những khu đo tỷ lệ nhỏ (1/2000, 1/5000) có quá nhiều chi tiết các điểm cao trình khi in sẽ đè lên nhau hoặc dày đặc, nhưng nếu chĩ thỏa điều kiện "khoảng cách trùng" thì nên thêm vào thỏa điều kiện "chênh cao trong khoảng" thì mới xóa được.

- Phân mảnh bản đồ: Khu đo lớn phân ra nhiều tờ bản đồ 1/500 (50cm x 50cm hoặc khổ A1) lên vài chục tờ thì bị tràn bộ nhớ, load tờ này lại mất tờ khác.

Chào thân ái
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Cảm ơn bạn.
- Số liệu đo thô:Tôi xin hỏi từ tệp .GSI là loại tệp gì?. Dùng notepad có xem được không? Nếu đọc được thì bạn gửi cho tôi 1 tệp kèm theo giải thích định dạng dữ liệu của nó. Bạn thông cảm vì chúng tôi không phải dân công trình nên không rành lắm.
- Phần biên tập nối điểm cao trình: Mới đây e đã thấy update phần nối cao trình theo số thứ tự mã điểm mia đã ok. Nhưng ở đây số thứ tự mã điểm mia bao gồm số và chữ số vd: đo chung một khu thì máy toàn đạc thứ nhất đo bắt đầu từ stt 1,2,3.....999 và máy thứ hai đo bắt đầu từ stt A1,A2,A3...A999, lúc này trên pm dùng lệnh "nối theo thứ tự mã điểm" không nối được điểm 1 với điểm A1.....Cái này rất cần thiết vì ae công nhân đo đạc hiện trường tối về họ có thể nối điểm theo stt sơ đồ đo trong ngày bằng notepad vd: 1;5;6;9-12;99;280;179....tới khi phun điểm biên tập bản vẽ ta chĩ cần copy file này và dáng phần "nối theo thứ tự mã điểm" là địa hình gần như đã nối cơ bản. Ý bạn là có danh sách nối trong tệp TXT đọc và tự động nối chứ gì. Nếu vậy thì chúng tôi sẽ làm.

- Phần biên tập ký hiệu địa hình như là thiếu nhiều, vd có vùng 5ha là trồng lúa thì e bao polyline dán (hacth) ký hiệu cây lúa vào, pm cần có thư viện ký hiệu địa hình theo tổng cục địa chính. Điều này chắc phải làm sau thôi vì phải quản lý theo thư viện.

- Phần loại điểm cao trình trùng nhau rất hay nó rất cần cho những khu đo tỷ lệ nhỏ (1/2000, 1/5000) có quá nhiều chi tiết các điểm cao trình khi in sẽ đè lên nhau hoặc dày đặc, nhưng nếu chĩ thỏa điều kiện "khoảng cách trùng" thì nên thêm vào thỏa điều kiện "chênh cao trong khoảng" thì mới xóa được.: Đây là bạn đang nói đến lệnh nào? Tôi vẫn chưa nhớ ra để mà sửa. Tiện xin hỏi 2 điều kiện trên là Đồng thời hay Hoặc.
- Phân mảnh bản đồ: Khu đo lớn phân ra nhiều tờ bản đồ 1/500 (50cm x 50cm hoặc khổ A1) lên vài chục tờ thì bị tràn bộ nhớ, load tờ này lại mất tờ khác.. Bạn nói load tờ này lại mất tờ khác là sao? Bạn gửi vào email hoviethai@andt.vn cho tôi bản vẽ của bạn mà làm bị out để tôi xem
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Chào anh và cả nhà.
-Số liệu đo thô *.GSI: Là dạng tệp định nghĩa số liệu đo của hãng Leica, một điểm đo thông thường gồm các cột: stt; góc bằng; góc đứng; chiều dài xiên; chiều cao gương. Ta có thể dùng notepad xem được số liệu nhưng dưới dạng mã code hơi phức tạp. Nhưng nếu để biên tập dạng *.GSI thì cũng rối rắm lắm ah.
vd: ngoài thực địa ta đo 5 trạm máy được 100 điểm, về ta mới tách ra trạm 1 gồm 1234 điểm, trạm 2 gồm 5678 điểm,.....thì một trạm máy cần phải có phần để nhập: tên trạm, X,Y,H và chiều cao máy, còn điểm định hướng ta chỉ cần nhập: tên điểm định hướng, X,Y,H

- Phần biên tập nối điểm cao trình: Vâng, chính xác là có danh sách nối trong tệp txt đọc và tự động nối.

- Loại điểm cao trình trùng nhau (LCTT): 2 điều kiện là đồng thời, bởi ta có thể gia giảm gía trị cả hai điều kiện được ạ.

- Phâm mảnh bản đồ: e gửi file bản vẽ và file *.GSI qua email cho anh.

-Chèn điểm cao trình theo cao độ địa hình (CTIN): Thực tế khi đo điểm mia đôi khi thưa và không đều, ta có thể thêm tính năng tự động nội suy tăng dày mia theo mô hình địa hình với giá trị khoảng cách như lệnh loại điểm cao trình.

Xin cám ơn a lần nữa.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

-Số liệu đo thô *.GSI:: Tôi cũng không hiểu bạn muốn thế nào nữa. Ở trên thì bảo phải đọc .GSI để bạn có thể kiểm soát được, ở dưới thì bảo rối rắm vậy cuối cùng thì ý bạn là phải thế nào?
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Tạm thời mong a cứ bổ sung phần mềm sao đọc được dạng dữ liệu *.GSI nhé sau đó tính tiếp, có thể em diễn đạt chưa hết ý với lại đây là về chuyên môn nên hơi khó hiểu tí anh ạ. Vì thế hồi còn dùng khóa Topo e cũng ngồi với ae phần mềm tham vấn trao đổi với họ hết mấy buổi đấy anh.

Chào anh.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

- Phân mảnh bản đồ: Khu đo lớn phân ra nhiều tờ bản đồ 1/500 (50cm x 50cm hoặc khổ A1) lên vài chục tờ thì bị tràn bộ nhớ, load tờ này lại mất tờ khác..: Tôi dùng AutoCAD bình thường (không chạy ANDDesign), tạo Layout mới, trên layout này đã có 01 viewport có sẵn, thu nhỏ vùng thể hiện của nó. Dùng lệnh COPY để sao chép thêm viewport mới, tuy nhiên chỉ được tổng số 15 viewport hiện còn lại những cái sau không. Sử dụng Properties để có tình hiện cái không hiện thì sẽ có 1 cái đã hiện biến mất.
Kết luận: chắc cơ chế của AutoCAD thế nào đó cho nên lỗi này không phải của ANDDesign

-Chèn điểm cao trình theo cao độ địa hình (CTIN): Thực tế khi đo điểm mia đôi khi thưa và không đều, ta có thể thêm tính năng tự động nội suy tăng dày mia theo mô hình địa hình với giá trị khoảng cách như lệnh loại điểm cao trình. : điều này thì khó vì nó rất nhiều nghiệm
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi đã cập nhật trong bản 26-3: - Phần biên tập nối điểm cao trình và - Loại điểm cao trình trùng nhau (LCTT):
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

"Chèn điểm cao trình theo cao độ địa hình (CTIN): Thực tế khi đo điểm mia đôi khi thưa và không đều, ta có thể thêm tính năng tự động nội suy tăng dày mia theo mô hình địa hình với giá trị khoảng cách như lệnh loại điểm cao trình. : điều này thì khó vì nó rất nhiều nghiệm"

Lệnh này làm được thì tuyệt vời anh ạ, có vài chương trình e thấy nó chạy được nhưng trông máy móc quá không như điểm cao trình tự nhiên của đo đạc, giống kiểu tạo điểm cao trình nốt lưới chữ thập hồi xưa của Topo theo phương nhất định đều đặn và thẳng tấp.
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Chào anh

Cám a đã nhanh chóng cập nhật tiện ích theo đề xuất

- Phần loại điểm cao trình trùng (LCTT) có thêm tùy chọn "cao độ trùng" hoạt động rất tốt.

- Phần nối điểm cao trình theo thứ tự mã điểm(Fcode) chưa hoạt động tốt, như e đã mô tả mã điểm gồm có cả chữ số và số: A1;A2;A3, B1;B2;B3.......những điểm này không nối được theo tệp *txt. Mong a điều chỉnh nhé

e gửi file đính kèm: file acad điểm mia cao trình và file *.txt nối mã điểm qua email cho anh.

Cám ơn anh
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi đã cập nhật lại NCT bạn thử xem được chưa
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Viet Hai đã viết:Tôi đã cập nhật lại NCT bạn thử xem được chưa
Tuyệt vời anh, chờ tin cập nhật bản bổ sung: nội suy tăng dày điểm cao trình tự động và thư viện địa hình.
Cám ơn anh.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

nội suy tăng dày điểm cao trình tự động do nhiều nghiệm nên cần các điều kiện biên mà hiện nay chưa rõ nên không biết phải làm thế nào.
thư viện địa hình: đòi hỏi chắc là làm lâu nên bạn chắc phải chờ ở phiên bản sau thôi.
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Viet Hai đã viết:nội suy tăng dày điểm cao trình tự động do nhiều nghiệm nên cần các điều kiện biên mà hiện nay chưa rõ nên không biết phải làm thế nào.
Em thấy các pm khác làm như sau: Khi tạo mô hình địa hình ta chọn đường biên, đường biên là polyline ta vạch trên mô hình địa hình nó bắc buộc phải nằm trong mô hình địa hình, ngoài ra còn thêm được các lỗ thủng mô hình không cho nội suy tăng dày điểm cao trình vào những vùng này (cũng là polyline khép kín, trên bản vẽ có thể là ao, mương, nhà cửa....)

@ em gửi email file mô hình địa hình mẫu cho anh.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Điều bạn nói đó là vùng giới hạn chứ đâu phải điều kiện ban đầu để xác định nghiệm.
Tôi vừa cập nhật bản 29-3 có sửa lại lệnh CTIN cho phép chèn thêm điểm cao trình trên cạnh tam giác hoặc tâm tam giác mô hình đó
Visunaco
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Tư 04/11/15 23:59
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Visunaco »

Viet Hai đã viết:Tôi vừa cập nhật bản 29-3 có sửa lại lệnh CTIN cho phép chèn thêm điểm cao trình trên cạnh tam giác hoặc tâm tam giác mô hình đó
Mấy hôm nay thấy a báo có bản cập nhật mới nhưng bận đi cày nên chưa test, hôm nay quởn lấy file mô hình ra vọc thử phải nói là hết sức hài lòng.
Anh biết không đôi lúc thực địa mình đi đo mia thưa lắm, đối với dạng địa hình bằng phẳng, thoải dốc đều thì cũng chấp nhận được, miễn sao thể hiện đường bình độ đúng dáng địa hình là ok nhưng ác mộng chính là phần biên tập tăng dày mia, nó thực sự là công việc nhàm chán nhưng buộc phải làm thủ công "chỉ từng điểm" và phải căng mắt ra để ước lượng khoảng cách các điểm cho tương đối đều nhau....

Về mô hình tam giác có dạng vùng hay mảng lớn thì dùng lệnh tăng dày theo tâm tam giác mô hình rất ok.

Nhưng mô hình tam giác dạng tuyến (bình đồ tuyến) em đang vướng chỗ này, lấy vd trên tuyến ngoài thực địa ta đo khoảng 20m/mặt cắt ngang, trên mỗi mc ngang có nhiều điểm mia đôi khi điểm mia gần như dính sát nhau, nhưng bình đồ ta muốn thể hiện khoảng 10m/mc ngang, dùng lệnh chèn điểm cao trình tự động trong trường hợp này chưa được.

Cám ơn anh.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Nối điểm cao trình và thư viện địa hình

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Nhưng mô hình tam giác dạng tuyến (bình đồ tuyến) em đang vướng chỗ này, lấy vd trên tuyến ngoài thực địa ta đo khoảng 20m/mặt cắt ngang, trên mỗi mc ngang có nhiều điểm mia đôi khi điểm mia gần như dính sát nhau, nhưng bình đồ ta muốn thể hiện khoảng 10m/mc ngang, dùng lệnh chèn điểm cao trình tự động trong trường hợp này chưa được.: Trong trường hợp này theo tôi bạn cứ cắm thêm cọc dầy theo ý muốn sau đó dùng chức năng Tuyến->Số liệu tự nhiên tuyến->Nội suy tự động trắc ngang tự nhiên
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách