Đường cong đứng

Mọi người hãy đề xuất ý tưởng của mình để cho AndDesign ngày một hoàn thiện hơn.
Trả lời
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Hôm trước em có ý kiến về việc chỉnh sửa cách thể hiện đường cong đứng trên dòng "Độ dốc dọc thiết kế". Thầy đã quan tâm và hiệu chỉnh. Rất cám ơn thầy đã quan tâm hiệu chỉnh, nói chung cách thể hiện theo đúng ý tưởng của bọn em. Tuy nhiên, con một số phát sinh khi thể hiện như vậy. Các vấn đề sau:
1/- Những hồ sơ đã được thẩm tra, phê duyệt theo cách thể hiện cũ, nay nếu phát sinh chỉnh sửa hồ sơ thì không thể chỉnh sửa theo cách thể hiện mới được vì sẽ rắc rối, người ta thấy khác nhiều quá lại phải xem lại từ đầu. Và cũng có bạn muốn thể hiện theo cách cũ chẳng hạn thì không thể. Nên tụi em muốn rằng dòng này có tùy chọn: có thể vẽ đường dốc từ đỉnh tới đỉnh như phiên bản cũ hoặc chọn vẽ dốc từ TC cong đứng đến TĐ cong đứng, phần trong đường cong đứng vẽ cong như phiên bản mới. Như vậy sẽ có nhiều lựa chọn để anh em thể hiện, dễ sử dụng hơn.
2/- Khi em thể hiện vẽ đường dóng của đường đỏ trên TDoc (vẽ theo DD_Timtuyen), nếu trường hợp có thể hiện "Đường nối đỉnh" thì không sao, còn nếu không thể hiện đường nối đỉnh thì tại P của cong đứng đường dóng này lỗi (Lồi lên trên đường đỏ nếu đứng lồi, tụt xuống dưới đường đỏ nếu đứng lõm). Vì vậy em muốn, khi ta chọn trường hợp không thể hiện đường nối đỉnh thì đường dóng tại P của cong đứng không thể hiện (hoặc nếu thể hiện thì phải phóng/cắt đến đường đỏ).
3/- Trường hợp có vẽ đường dóng của đường đỏ trên trắc dọc thì tại cong đứng thầy cần bổ sung giá trị Y tại đường dóng mới phát sinh: TĐ, TC, P (Giống như các cọc khác trong đường cong đứng khác Y="cao độ đường nối đỉnh" -/+ "độ chênh"= "cao độ đường đỏ tại cọc dóng mới").

Có mấy ý kiến về phiên bản mới. Mong thầy quan tâm.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Bạn cập nhật lại bản mới đi tôi vừa sửa theo ý bạn rồi đó
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Ok lắm thầy. Cám ơn thầy.
Em muốn thể hiện giá trị Y tại các đường dóng mới tại TD, TC, P thì làm sao thầy?
Nếu không có cách thì mong thầy bổ sung giúp.
Hình ảnh.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Chỗ đó thì làm gì có vênh mà điền?
Hay là chèn cọc vào vị trí đó thì sẽ được.
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Dạ không thầy: tại TĐ và TC thì thể hiện thế này Y="cao độ" +/- 0.00 = "cao độ", còn chỗ P thì có chênh chứ thầy.
Mục đích cuối cùng là em muốn thể hiện cao độ đường đỏ tại 3 vị trí đặc biệt trên đường cong đứng, để khống chế điểm thi công.
Việc chèn cọc em cũng nghĩ đến rồi, nhưng nếu mỗi lần chỉnh đường đỏ lại phải chèn lại cọc và xóa cọc đã chèn trước đó thì thủ công quá nên em mới đề xuất như vậy.
Hy vọng thầy có phương án giúp.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Nếu không phải thêm cọc thì để tôi chỉnh lại
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Dạ. Mong sẽ được. Cám ơn thầy.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi vừa cập nhật mới rồi đó, bạn xem đã được chưa
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Em viết "+/-" là em ghi tắt thế thôi. Ý em là nếu cong đứng lõm thì thể hiện thế này Y=127.57+0.00=127.57, đứng lồi thì Y=127.57-0.00=127.57, chứ không phải ghi +/-0.00 thầy ạ. Em xin lỗi vì chưa rõ ràng.
Còn trường hợp này nữa: Nếu người dùng không thể hiện đường dóng tại các cọc TĐ, TC, P thì giá trị Y tại TĐ, TC, P thầy cũng nên không thể hiện, thì hợp lí hơn ạ. Với em đường dóng em luôn thể hiện, nên không sao, còn người dùng khác nếu không muốn thể hiện đường dóng thì các giá trị Y luôn thể hiện ở TĐ, TC, P làm nó đứng chỏng chơ một mình (vì không có cọc) mà không biết thể hiện cho cái gì, người ta sẽ hỏi. Nhất là trường hợp thể hiện dốc dọc từ đỉnh đến đỉnh (không thể hiện cong), Y vẫn tồn tại ở TĐ,TC,P nên nhìn không hợp lí lắm ạ.
Nói chung, nếu chọn thể hiện đường dóng thì phải có Y đi kèm tại TĐ, TC, P, còn nếu không thì giá trị Y cũng không thể hiện tại đó.
Mong thầy sẽ hoàn thiện mục này. Cám ơn thầy.
Viet Hai
Số bài viết
Bài viết: 3401
Ngày tham gia: T.Bảy 14/08/10 20:34
Đến từ: Học viện KTQS
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi Viet Hai »

Tôi vừa sửa lại trong bản cập nhật mới.
Tuy nhiên để có đường đồng tại cùng bạn cần chọnLựa chọn khác là có Kẻ đường đóng tại đầu phân cuoi đường cong
xquang
Bài viết: 60
Ngày tham gia: T.Ba 19/12/17 5:49
Liên hệ:

Re: Đường cong đứng

Gửi bài gửi bởi xquang »

Có nhiều lựa chọn. Rất hay.
OK rồi thầy ạ. Cám ơn thầy.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách