Trang 1 trên 1

CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Hai 28/03/11 15:35
gửi bởi hungkh
Chào chú Hải!
Cháu thấy ANDDesign rất tuyệt, cháu đang nghiên cứu để chuẩn bị trang bị cho công ty.
Chú cho cháu hỏi vài vấn đề về AND:
- Sau khi đi đường đỏ trên trắc dọc, xuất ra trắc ngang thiết kế, Cháu muốn cập nhật cao độ thiết kế của mép trái và
mép phải mặt đường từ trắc ngang thiết kế lên trắc dọc phải làm sao ạh?
- Phần mặt đường trái hoặc mặt đường phải trên một số mặt cắt cục bộ không chỉ có 1 độ dốc mà có thể có 2 hoặc 3 độ dốc khác nhau (Chiều dài của mỗi độ dốc là không cố định). Chú chỉ giúp cháu nha?
Cảm ơn chú nhiều.
Chúc chú nhiều sức khỏe!

Re: CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Hai 28/03/11 16:29
gửi bởi Viet Hai
1. Để lấy được cao độ thiết kế của mép phải MEP_PHAI chẳng hạn thì cháu phải tạo được đươc đường đó trên tuyến. Sau đó vào Hiệu chỉnh tuyến (HCA) có mục Cập nhật trắc dọc thiết kế của các đường dọc tuyến, cháu chọn đường cần cập nhật và chọn Đường trắc ngang lấy cao độ theo nó là đươc. Việc khai báo đường MEP_PHAI có thể tạo trên tuyến và có thể hiện trắc dọc thiết kế cháu có thể tham khảo bài 11 Thiết kế tuyến nhiều tim trong tệp ..\Document\BaiGiang_AndDesign.doc chứ nói ở đây nó cũng không hết được ý. (lưu ý: cháu nên làm theo các bài giảng này thì rõ ngay) .
2. Nếu dốc mặt cần quay theo siêu cao thì trong ANdDesign cho phép khai báo dốc 2 mái cho mỗi bên là 05 dốc (vào KBMMC->Khai báo chung->Khai báo các đường dọc tuyến->Các đường thiết kế dọc tuyến->Khai báo dốc 2 mái để khai báo cho các dốc cần dùng. Còn chiều dài của các mái thì cháu khai các biến độ dài đó trong Bảng biến và chọn chúng có thuộc tính cục bộ. Sau này dùng lệnh BCB để chỉnh cho từng mẫu mặt cắt còn không nó sẽ dùng giá trị mặc định.
Cảm ơn cháu đã quan tâm cới ANDDesign.

Re: CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Sáu 23/11/12 11:55
gửi bởi thanguct
Em đã làm theo hướng dẫn của thầy nhưng em vẫn không thể điền được cao độ của đường DD_MepTR trên trắc dọc theo cao độ của đường Mep_TR trên trắc ngang.Em gửi thầy file của em thầy chỉnh sửa giúp em với. Em hỏi thêm một chút là khi dùng lệnh TDTTN để điền cao độ cho một đường nào đó trên trắc dọc Vậy có phải cao độ của đường cần điền đó tại mỗi cọc sẽ được tính toán theo tùy theo vị trí của đường cần điền đó trên bình đồ. Trường hợp điểm giao giữa đường cần điền nằm ngoài phạm vi đường thiết kế trên trắc ngang thì sẽ kéo dài đường thiết kế trên trắc ngang rồi tính cao độ tại vị trí giao cắt?

Re: CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Sáu 23/11/12 14:33
gửi bởi thanguct
Bổ sung thêm: Hình như em thấy rằng việc thể hiện trắc dọc (hoặc cao độ) của hai nhóm đường thiết kế trong bình đồ trên cùng một trắc dọc là không thể???

Re: CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Sáu 23/11/12 15:30
gửi bởi Viet Hai
Em dùng HCA->Chọn trắc dọc->Hiện đường thuộc trục khác thì sẽ điền được cao độ DD_MepTrai

Em hỏi thêm một chút là khi dùng lệnh TDTTN để điền cao độ cho một đường nào đó trên trắc dọc Vậy có phải cao độ của đường cần điền đó tại mỗi cọc sẽ được tính toán theo tùy theo vị trí của đường cần điền đó trên bình đồ. Trường hợp điểm giao giữa đường cần điền nằm ngoài phạm vi đường thiết kế trên trắc ngang thì sẽ kéo dài đường thiết kế trên trắc ngang rồi tính cao độ tại vị trí giao cắt: đúng thế, em thử khắc biết

Re: CẬP NHẬT CAO ĐỘ TỪ TRẮC NGANG LÊN TRẮC DỌC

Đã gửi: T.Sáu 23/11/12 16:42
gửi bởi thanguct
Cuối cùng thì em cũng làm được, em cảm ơn thầy!